Khi làm hồ sơ vay tiền ngân hàng, khách hàng thường nghe nói đến các loại phí dịch vụ vay vốn như: phí công chứng hợp đồng thế chấp, phí định giá tài sản ngân hàng, phí thẩm định hồ sơ vay..
Như vậy, chính xác thì khách hàng phải đóng các loại chi phí làm thủ tục vay vốn ngân hàng nào là phù hợp qui định.
Vay tiền ngân hàng có mất phí không?
Nhiều khách hàng thắc mắc khi làm hồ sơ vay tiền ngân hàng có phải mất phí hay không? Mức phí đóng cho từng trường hợp cụ thể là bao nhiêu?
Câu trả lời là tùy vào sản phẩm vay mà có thể mất phí hoặc không cần mất phí nào cả.
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các trường hợp nào bạn phải mất phí khi làm thủ tục vay tiền ngân hàng hiện nay.
Hình thức vay tiền không mất phí?
Không mất phí làm hồ sơ vay với gói cho vay tín chấp, còn gọi là vay tiền mặt trả góp không cần thế chấp tài sản tại ngân hàng, công ty tài chính. Với các sản phẩm cho vay danh cho cá nhân như:
- Vay tín chấp theo lương
- Vay tín chấp theo bảo hiểm nhân thọ
- Vay theo giấy phép kinh doanh
- Vay theo hóa đơn sinh hoạt gia đình: điện, nước, internet, truyền hình cáp..
Bạn sẽ không cần mất bất kỳ chi phí nào khi làm hồ sơ, chỉ việc vay tiền và đóng lãi mỗi tháng.
Phí thẩm định hồ sơ vay?
Các dịch vụ vay vốn ngân hàng sẽ mất phí?
Các sản phẩm vay vốn có thế chấp tài sản nhà đất, xe ôtô,..tại các ngân hàng đều có quy định mức phí liên quan quá trình thẩm định hồ sơ vay. Tùy từng Ngân hàng sẽ có quy định mức phí cụ thể, cùng một loại phí nhưng mỗi ngân hàng có thể quy định khác nhau.
Nhìn chung khi làm thủ tục vay thế chấp ngân hàng, khách hàng phải trả khoản phí cụ thể để tiến hành thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay vốn.
Các sản phẩm vay thế chấp:
- Vay mua nhà đất
- Vay mua xe ôtô
- Vay tiêu dùng cá nhân
- Vay kinh doanh
- Vay vốn doanh nghiệp
Biểu phí thẩm định tài sản thế chấp
06 loại phí khi vay tiền ngân hàng nên biết
Phí thẩm định giá tài sản thế chấp
Việc định giá tài sản là cần thiết để ngân hàng biết giá trị tối đa tài sản nhận thế chấp, từ đó có căn cứ xét duyệt số tiền vay tối đa cho khách hàng.
Phí này có thể do Ngân hàng trực tiếp thu phí hoặc do bên công ty thẩm định bên ngoài có liên kết với ngân hàng thu phí.
Các công ty công cấp dịch vụ định giá tài sản cho khách hàng như: Sacomvalue, Hoàng Quân, VNVC, VVFC, AIC, AMC,..
Một số ngân hàng có chính sách miễn phí định giá này cho khách hàng trong một số trường hợp. Các ngân hàng thường có chính sách miễn phí định giá tài sản như: Eximbank, BIDV, Lienvietpostbank, Vietinbank,..
Trường hợp vay mua căn hộ chung cư, xe ôtô mới không cần mất phí định giá vì giá trị tài sản đã xác thực minh bạch, rõ ràng trên hợp đồng giao dịch mua bán.
Biểu phí định giá tài sản
Tài sản là Bất động sản
Giá trị tài sản thẩm định | Mức phí dịch vụ |
Từ < 500 triệu | 1-2 triệu (tùy ngân hàng) |
500 triệu – 1 tỷ | 0,45% |
1 tỷ – 3 tỷ | 0,35% |
3 tỷ – 5 tỷ | 0,30% |
5 tỷ – 10 tỷ | 0,25% |
10 tỷ – 20 tỷ | 0,20% |
20 tỷ – 30 tỷ | 0,17% |
30 tỷ – 40 tỷ | 0,15% |
40 tỷ – 50 tỷ | 0,12% |
Trên 50 tỷ | 0,11% |
Tài sản là thiết bị máy móc mới
Giá trị tài sản thẩm định | Mức phí dịch vụ |
Từ < 150 triệu | 2 triệu |
150 – 250 triệu | 0,85% |
250 – 500 triệu | 0,75% |
500 – 1 tỷ | 0,55% |
1 tỷ – 2,5 tỷ | 0,45% |
2,5 tỷ – 5 tỷ | 0,30% |
5 tỷ – 10 tỷ | 0,25% |
10 tỷ – 20 tỷ | 0,20% |
20 tỷ – 50 tỷ | 0,15% |
Trên 50 tỷ | 0,12% |
- Mức phí đinh giá tài sản là ôtô cũ: 500.000 đồng – 1.000.000 đồng/xe.
Mức phí làm thủ tục vay vốn ngân hàng
Phí công chứng hợp đồng thế chấp
Phí công chứng hợp đồng thế chấp là loại phí khách hàng phải đóng trực tiếp cho Phòng công chứng quận/huyện nơi đăng ký quản lý tài sản.
Phí công chứng này bắt buộc đối với vay vốn có tài sản thế chấp.
Biểu phí công chứng hợp đồng thế chấp (Phòng công chứng số 1)
Giá trị tài sản (giá trị hợp đồng, giao dịch) | Mức thu phí (đồng/trường hợp) |
Dưới 50 triệu đồng | 50.000 đồng |
Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng | 100.000 đồng |
Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng | 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng | 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng |
Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng | 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng |
Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng | 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng |
Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng. |
Trên 100 tỷ đồng | 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). |
Phí đăng ký giao dịch bảo đảm
Sau khi công chứng hợp đồng thế chấp tại Phòng công chứng thì phải đăng ký giao dịch bảo đảm tại Phòng tài nguyên (UBND) quận/huyện nơi đăng ký quản lý tài sản.
Phí này do khách hàng đóng cho Phòng tài nguyên (UBND).
Mức phí đăng ký giao dịch đảm bảo 80.000 VNĐ/tài sản.
Phí thanh toán sớm (phí phạt trả nợ trước hạn)
Khi khách hàng có nhu cầu trả nợ trước hạn toàn bộ khoản vay hoặc một phần dư nợ gốc sẽ phát sinh loại phí này.
Mức phí phạt từ 1-5% trên số tiền trả trước hoặc trên toàn bộ dự nợ gốc hiện có. Từng Ngân hàng có quy định mức phí phạt khác nhau.
Thông thường kể từ năm thức 5 năm trở đi cho hết hợp đồng, hầu hết các ngân hàng đều sẽ miễn phạt trả nợ trước hạn. Khách hàng nền xem điều khoản này có trong hợp đồng tín dụng có được hay không.
Một số ngân hàng có thể miễn phí phạt trước hạn, ưu đãi theo từng sản phẩm vay cụ thể: Vay mua xe ôtô (tham khảo: Eximbank, Techcombank..), Vay mua nhà đất (tham khảo: UOB, Hong Leong Bank, Standard Chartered, Eximbank, BIDV,..)
Phí thanh toán trả nợ chậm (phí phạt trả nợ chậm)
Mỗi hợp đồng tín dụng có qui định mốc một ngày trả nợ cụ thể trong tháng. Nếu khách hàng đóng lãi sau ngày này được xem như trả nợ chậm và bắt đầu bị tính lãi phạt trả chậm tù ngày này.
Mức phí phạt là 150% mức lãi suất vay trong hợp đồng, tính theo số ngày trễ thực tế và số tiền gốc lãi trễ hạn.
Khách hàng đóng trễ từ 10 ngày trở lên có thể bị xếp vào nhóm nợ xấu cấp 2,3,4,5 tùy theo thời gian trễ hạn.
Khách hàng có lịch nợ xấu nhóm 2 trở lên sẽ bị tự động báo cáo và lưu trữ trên hệ thống quan lý nợ CIC của nhà nước.
Phí bảo hiểm cháy nổ, vật chất tài sản
Tài sản thế chấp là đất nền thì không đóng phí này.
Đối với tài sản thế chấp xe ôtô (cũ & mới) bắt buộc phải mua bảo hiểm vật chất xe hàng năm, khi vay vốn ngân hàng. Mức phí mỗi năm từ 1-2% /giá trị xe.
Tài sản là căn hộ chung cư: bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ căn hộ, mức phí từ 0,3%-1% /năm giá trị căn hộ.
Tài sản là nhà ở bị yêu cầu mua hoặc không tùy từng ngân hàng có quy định riêng.
Tóm lại, với biểu phí công chứng hợp đồng thế chấp đã công bố chính qui, mức phí định giá tài sản thế chấp cụ thể của từng loại tài sản, các loại phí thẩm đinh hồ sơ vay vốn được cập nhật mới nhất, sẽ giúp bạn có kế hoạch vay vốn ngân hàng tối ưu hơn.